Giỏ hàng

Đánh giá Redmi A3: Một chiếc Xiaomi rất khác lạ trong phân khúc trên dưới 3 triệu đồng!

Mình đánh giá Xiaomi Redmi A3 có lẽ nổi bật nhất là ở thiết kế, ngoài ra liệu nó còn mang đến những gì đáng giá với mức giá khoảng 3 triệu đồng hành không?

   Sau một khoảng thời gian dài, đâu đó khoảng gần nửa năm thì giờ đây mình lại có dịp trải nghiệm một chiếc máy thuộc phân khúc giá rẻ đến từ nhà Xiaomi. Mình có dùng em nó làm máy chính trong một vài ngày và có một vài điều khá hay ho muốn chia sẻ. Vậy để biết thêm thông tin chi tiết về chiếc Redmi A3, hãy cùng mình tìm hiểu sâu hơn ở bài viết này nhé!

Tạo hình mới lạ trong dòng Redmi

   Hiện nay, có thể thấy ngành công nghiệp điện thoại đang trong giai đoạn bão hòa không chỉ về phần cứng mà còn cả về phần thiết kế. Ở phân khúc cao hơn, các hãng chạy đua về hiệu suất chip, camera hay các tính năng AI, thì phân khúc giá rẻ đang trong một cuộc chiến gọi là “độ vỏ”.

   Redmi A3, mình nghĩ nó cũng là một trong những sản phẩm nằm trong cuộc chiến "độ vỏ" đó bởi khi so sánh với nhiều sản phẩm khác trong cùng phân khúc, mình thấy nó không thực sự khác biệt gì nhiều, ngoài vẻ bề ngoài mà Xiaomi làm mới nó theo một cái cách mà họ nghĩ là thú vị.

   Với cá nhân mình, một GenZ đời đầu thấy rằng đây thực sự là một chiếc máy có thiết kế ấn tượng, nó thực sự đã đập thẳng vào mắt mình bởi sự hầm hố mà máy mang lại. Với cụm camera to bự chảng, nó trông giống với một chiếc flagship mà hãng đã ra mắt trước đó là Xiaomi 14 Ultra.

   Nhìn lại Redmi A2 ra mắt vào năm ngoái, mình thích cái cách mà Xiaomi đã từng làm trước đó khi mang lại một sự tối giản nhất định trong thiết kế. Có thể thấy, hãng đang trau chuốt vào vẻ ngoài của máy có hơi quá đà nên đã tạo ra một sự “ố dề” không hề nhỏ.

   Với nhu cầu giới trẻ hiện nay, khi chủ nghĩa tối giản đang được quan tâm nhiều thì kiểu thiết kế quá đỗi ấn tượng thường được gọi là “sến” và có vẻ chúng khó có thể chiếm được cảm tình, đặc biệt là các sản phẩm trong phân khúc giá rẻ như vậy.

   Thế nhưng, với những bậc phụ huynh như bố mẹ mình thì lại có vẻ hào hứng với em nó, khi mà thiết kế được quan tâm nhiều bởi những người lớn tuổi thường không sành sỏi về công nghệ cho lắm. Có thể thấy em nó phù hợp dành cho các bác lớn tuổi, đang có nhu cầu đổi từ điện thoại cục sang smartphone.

   So với thế hệ tiền nhiệm, mình thấy em máy này có một vài đổi mới về thiết kế cũng khá thú vị đó là các góc bo tròn ít hơn, các cạnh giờ đây cũng vuông vắn chứ không còn bo cong như trước nữa. Những điều này tạo nên một tổng thể sang hơn, nhìn không bị cảm giác rẻ tiền.

   Mặt lưng của máy giờ đây đã được sử dụng chất liệu kính, nhưng vì là sản phẩm giá rẻ nên hãng cũng chỉ sử dụng loại kính thường chứ không được loại cường lực. Khi gõ vào mặt lưng, tiếng vang tạo ra cũng không được đầm, chắc cho lắm, nó tạo cho mình cảm giác vẫn còn “nhựa nhựa”.

   Mặc dù làm từ kính bóng, nhưng đặc biệt trên bản màu xanh mà mình đang cầm có vẻ như những hiện tượng bám dấu vân tay thường có trên những mẫu điện thoại kiểu này lại không xuất hiện. Hoặc có nhưng màu xanh dương đã hòa cùng màu của vết bám, thế nên nhìn máy lúc nào cũng có vẻ sạch sẽ, sáng bóng và điều này làm mình rất ưng.

   Về kích thước, Redmi A3 có chiều dài 168.3mm, ngang 76.3mm và dày 8.32mm, cùng với đó là khối lượng khoảng 199g. Cảm giác khi cầm nắm trên tay cũng tương đối vừa vặn và nhẹ nhàng, mình dùng máy trong 2 - 3 tiếng nằm coi YouTube cũng cảm thấy thoải mái, không nặng nề hay khó cầm tí nào cả. Trong hộp của máy có đầy đủ cáp sạc cho người dùng nhưng hơi tiếc không tặng kèm ốp lưng. Có vẻ như Xiaomi dạo gần đây bắt đầu cắt giảm phụ kiện đi dần dần rồi.

Màn hình lớn, độ sáng chưa cao

   Về phần màn hình, Redmi sử dụng tấm nền IPS LCD và độ phân giải nằm ở mức HD+. Có thể thấy đây là những thông số khá quen thuộc trong phân khúc giá rẻ, nó đem đến chất lượng hiển thị tương xứng với giá tiền với màu sắc trung thực, độ chi tiết vừa phải đáp ứng được các nhu cầu như lướt TikTok, xem YouTube ở mức khá.

   Với nhu cầu sử dụng điện thoại trong nhà, mình đánh giá Redmi A3 mang đến cho mình những trải nghiệm ổn. Màn hình dễ nhìn và nội dung được thể hiện cũng tương đối rõ.

   Tuy nhiên, khi sử dụng điện thoại ngoài trời mình thấy màn hình 500 nits này có hơi đuối một xíu, thông thường là bị chói là tối đen khi bị ánh nắng trực tiếp chiếu vào. Hy vọng Xiaomi sẽ cải tiến phần này ở đời tiếp theo nhằm mang đến trải nghiệm tốt hơn trên phân khúc giá rẻ.

   Màn hình này có hỗ trợ tần số quét 90Hz, một công nghệ nên có trong phân khúc này.. Nó tạo cho mình cảm giác vuốt chạm mượt mà, trơn tru hơn, mặc dù máy có hơi đơ một xíu nhưng có lẽ tần số quét 90Hz này đã đánh lừa thị giác mình nên mình cảm thấy máy lúc nào cũng mượt mà, trừ lúc chơi game.

   Về kích thước màn hình lớn 6.71 inch, Redmi A3 đáp ứng khá tốt vai trò của mình trong việc đáp ứng nhu cầu giải trí khi mọi nội dung hiển thị đều đầy đủ, đặc biệt là trong lúc đọc tin tức hay lướt web, việc nhiều thông tin hiển thị trên một khung hình cũng giúp mình không cần phải lướt quá nhiều lần.

Camera bình thường, đủ cho nhu cầu cơ bản

   Về phần camera, điện thoại được trang bị một cụm tròn chứa hai camera trong đó camera chính có độ phân giải 8MP, cùng với đó là cảm biến phụ 0.08MP hỗ trợ cho việc xóa phông. Thực sự với mức giá dưới 3 triệu đồng, mình cũng không kỳ vọng gì nhiều về việc máy sẽ mang đến khả năng chụp ảnh quá xuất sắc, đủ đáp ứng nhu cầu cơ bản là oke rồi.

   Ở môi trường đủ sáng, điện thoại cho ra chất ảnh tương đối là rõ ràng, màu sắc cũng tương đối trong trẻo mà không bị ám màu.

   Tuy nhiên khi chụp vào trời nắng gắt, các hiện tượng như cháy ảnh hay chói sáng có thể là điểm sẽ xảy ra trên Redmi A3. Cụ thể như bức ảnh dưới đây, nền trời hay màu xanh của lá cây đều bị chói sáng nên cảm giác cứ bệt bệt.

   Với khả năng này, mình nghĩ camera trên Redmi A3 phù hợp để chụp tài liệu công, việc học tập hay gọi chung là nhu cầu lưu trữ thông tin. Còn về chụp ảnh để đăng mạng xã hội vẫn

Hiệu năng chưa thực sự hài lòng

   Về cấu hình trên điện thoại, Redmi A3 được Xiaomi trang bị cho con chip MediaTek Helio G36, một con chip thuộc phân khúc giá rẻ có tuổi đời khoảng 1 năm. Mình khá bất ngờ khi Xiaomi trang bị cho Redmi A3 con chip này bởi hiệu năng của nó không được đánh giá cao và mình nghĩ những con chip như Helio G88, G99 sẽ hợp lý hơn.

   Mình nghĩ G36 ra mắt sau này có thể xem là phiên bản chip được giảm sức mạnh để đem đến mức giá tốt hơn cho những sản phẩm giá rẻ như Redmi A3. Bộ vi xử lý này có nhân xung nhịp cao nhất đạt khoảng 2.2 GHz và hoạt động được với 8 nhân bên trong.

   Qua một vài bài test thông qua phần mềm như AnTuTu Benchmark, Redmi A3 cho ra số điểm không mạnh lắm với 142,780 điểm. Còn ở Geekbench 6, đáng tiếc phần mềm này không được hỗ trợ nên muốn đánh giá Redmi A3 về phần hiệu năng thông qua Geekbench 6 sẽ khó lòng test được.

   Hay vivo Y03, dòng máy chưa bao giờ được đánh giá cao về hiệu năng cũng đạt được 244 nghìn điểm Antutu. Những điểm số này mang lại kết quả tốt hơn so với Redmi A3.

   Ở những tác vụ cơ bản hàng ngày như lướt web, nhắn tin hay xem phim, điện thoại xử lý khá ổn chứ không lag như mình nghĩ. Mọi thao tác vuốt chạm hay chuyển app thì máy đều thực hiện khá là nhanh, tuy có gặp một vài vấn đề khi mở các ứng dụng như Shopee hay MoMo nhưng nhìn chung cũng tạm ổn so với mức giá.

   Còn về chơi game, mình đánh giá Redmi A3 sẽ không thực sự là một món hời cho những bạn đang tìm kiếm một chiếc máy rẻ nhất đáp ứng được việc chơi game cày rank. Ở những tựa game mà mình chơi như Liên Quân Mobile hay PUBG Mobile, mặc dù cài đặt ở mức cấu hình thấp nhưng tình trạng khựng hay đơ nhẹ cũng diễn ra khá thường xuyên, trung bình 1 ván game cũng ít nhất 5 đến 6 lần.

Pin trâu dùng được 10 tiếng liên tục

   Có thể nói, pin được xem như một trong những điểm nổi bật nhất trên những mẫu máy giá rẻ, và với Redmi A3 thì điều này cũng không là ngoại lệ khi em có có viên pin lớn lên đến 5000mAh. Với nhu cầu lướt fb, nhắn tin hay xem phim thì điện thoại hoàn toàn có thể đáp ứng cho mình cả ngày sử dụng mà không cần cắm sạc.

   Đặc biệt, hôm trước mình có dành ra vài giờ để ngồi xem YouTube để đánh giá Redmi A3 về phần pin, kết quả làm mình khá ngạc nhiên khi xem gần 5 tiếng nhưng máy vẫn còn hơn 40% pin. Mình nghĩ để mà bào hết 100% dung lượng pin trên điện thoại khi phải mất đâu đó gần 10 tiếng, cỡ này phải coi được chắc 10 tập phim”Nữ Hoàng Nước Mắt” đang hót hòn họt.

Mình nghĩ để mà bào hết 100% dung lượng pin trên điện thoại khi phải mất đâu đó gần 10 tiếng

   Về công suất sạc, có lẽ ai trong chúng ta khi nhìn vào mức giá cũng đoán được máy sẽ có những gì và không kỳ vọng quá nhiều đúng không? Thật vậy, máy không hỗ trợ sạc nhanh và mức công suất tối đa chỉ có 10W.

   Trong quá trình test sạc, mình bắt đầu sạc từ khi máy còn 0% và sau 2 tiếng 50 phút thì em máy mới đầy được 100%. Với những trường hợp cần dùng máy gấp, mình nghĩ đây thực sự là điều khó chịu khi phải mất quá nhiều thời gian để chờ đợi.

Nguồn: Sforum.vn

Facebook Youtube Top
Contact Me on messenger